Hướng dẫn tự lắp đặt Nhà thông minh
HƯỚNG DẪN TỰ LẮP ĐẶT NHÀ THÔNG MINH
Nhà thông minh được sáng tạo ra là một bước tiến lớn trong công nghệ. Nó giúp con người tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như năng lượng, quan trọng hơn nó còn giúp chúng ta trải nghiệm một cuộc sống hiện đại và tiện nghi. Có bạn nào đã từng nghĩ rằng tự mình sẽ lắp đặt một ngôi nhà thông minh theo phong cách và ý tưởng của mình chưa? Chắc hẳn các bạn sẽ nói: “lắp đặt nhà thông minh khó như vậy thì sao mà làm được”. Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tự lắp nhà thông minh một cách hiệu quả và dễ dàng.
Trước khi đi vào lắp đặt cho nhà thông minh các bạn cần làm những điều sau:
Bước 1: Thiết kế cho ngôi nhà thông minh
Việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là thiết kế cho ngôi nhà thông minh của mình. Khi suy nghĩ về cách thiết kế ngôi nhà thông minh, bạn cần xem xét cách bạn sẽ tạo kiểu, bố trí đồ đạc, công nghệ hay một số tiện ích gia đình. Hãy chú ý bố trí các thiết bị sao cho thật hợp lí với từng phòng cũng như tổng thể ngôi nhà. Để tránh được những sai lầm không đáng có và tiết kiệm thời gian lắp đặt bạn nên vẽ phác thảo hệ thống đường đi của dây điện đến các thiết bị trong nhà.
Bước 2: Tìm hiểu và lựa chọn thiết bị nhà thông minh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng cung cấp các thiết bị nhà thông minh. Ngoài ra còn có rất nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc cũng như nhà sản xuất. Vì vậy trước khi lựa chọn các thiết bị bạn nên tìm hiểu kĩ về các sản phẩm mà hãng cung cấp để đảm bảo ngôi nhà của bạn có thể hoạt động tốt cũng như đảm bảo được độ bền của các thiết bị.
Khi bạn đã chuẩn bị được tất cả vật dụng cần thiết cho ngôi nhà của mình, chắc hẳn bạn sẽ tự hỏi: “làm thế nào để thực sự thiết lập được mọi thứ và đảm bảo tất cả đều hoạt động trơn tru?”. Vậy hãy cùng mình đi tiếp bước 3 nhé!
Bước 3:Tiến hành tự lắp đặt nhà thông minh
Có thể nói đây là bước khá quan trọng trong việc tự xây dựng nhà thông minh, tuy nhiên nó cũng không quá khó. Chỉ cần các bạn tập trung thì sẽ làm được thôi. Hầu hết các thiết bị nhà thông minh đều có hướng dẫn lắp đặt cụ thể từ nhà sản xuất. Vì vậy bạn đừng lo nhé!
Dựa vào bản phác thảo bạn đã vẽ ở bước 1, hãy tìm những thiết bị tương ứng như trong bản vẽ và lắp đặt theo đúng hệ thống đó
Bạn cũng nên tìm hiểu thông tin trên internet , tham khảo trực tiếp người bán hàng hay nhà sản xuất để tránh việc lắp không đúng gây ảnh hưởng đến sản phẩm cũng như cả hệ thống sẽ không vận hành được.
Bước 4: Kiểm tra hệ thống nhà thông minh
Sau khi bạn lắp đặt xong nhà thông minh của mình, bạn cần kiểm tra lại sự vận hành của các thiết bị để đảm bảo bạn đã lắp đặt đúng.
Các thiết bị nhà thông minh hầu như đều được kết nối và điều khiển qua các thiết bị thông minh như ipad hay điện thoại thông minh có kết nối internet. Bạn chỉ cần mở ứng dụng lên và sử dụng để biết được hệ thống có hoạt động tốt không hay có trục trặc gì cần khắc phục hay không. Nếu có trục trặc bạn hãy nhanh chóng tìm ra nó để khắc phục ngay nhé!
Những lưu ý khi tự lắp đặt nhà thông minh
· Để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà và chính bản thân bạn, bạn cần chú ý đến các thiết bị an ninh. Chẳng hạn như thiết bị chống trộm, thiết bị điều hòa môi trường hay hệ thống nước nếu chẳng may nhà bạn có bị chập, cháy nổ.
· Trên thế giới có rất nhiều ngôi nhà thông minh tuyệt vời, bạn có thể tham khảo cách lắp đặt hay bố cục của những ngôi nhà đó để hoàn thiện hơn ngôi nhà thông minh của chính mình.
Những người đã lắp đặt thành công nhà thông minh ở Việt Nam.
Ø Chàng sinh viên 9x Nguyễn Quý Tú chỉ với chưa tới 2 triệu đồng đã có thể chế tạo thành công hệ thống nhà thông minh cho riêng mình. Sản phẩm bạn ấy làm ra đều sản xuất trên nền tảng mã nguồn mở với các board mạch điện tử dựng sẵn có thể lập trình được.
Ø Hay anh “nông dân” Vũ với niềm yêu thích với ông nghệ đã tự lắp đặt nhà thông minh với giá chưa tới 3 triệu. Anh ấy chia sẻ: “Ngoài những tính năng mà tôi muốn có từ trước, khi mang smartphone vào hệ thống nó cũng nảy ra những tính năng mà trước đây tôi chưa tính tới, ví dụ như trên smartphone có thể sử dụng hệ thống định vị, khi tôi rời nhà, ứng dụng sẽ ghi nhận và phát tín hiệu tắt tới quạt, đèn, TV, điều hòa v.v... để đảm bảo tôi không lỡ quên thứ gì, và ngược lại khi gần về đến nhà thì điều hòa hoặc bình nước nóng đã tự bật để khi thay quần áo xong là căn phòng đã mát mẻ hoặc có nước nóng để tắm ngay, thật quá thú vị”
Vì vậy, các bạn còn đợi gì nữa mà không lên kế hoạch để có thể tự lắp đặt một ngôi nhà thông minh cho chính mình nào. Đừng quên chia sẻ những tác phẩm đó cho chúng tôi nhé!
Bình luận